Hotline:

0911471999

Chi tiết sản phẩm
  • Bí Kíp Chăm Sóc Lan Trong Những Ngày Nắng Nóng
  • Lượt xem: 650
  • Chăm sóc lan vốn không hề dễ dàng nhưng chăm sóc lan trong những ngày nắng nóng càng cần nhiều kỹ năng và kiến thức hơn cả. Bài viết bên dưới sẽ hướng dẫn chi tiết cách chống nóng và chế độ chăm sóc cho lan trong những ngày nắng nóng cao điểm. 

  • Thông tin sản phẩm

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, việc nhận biết các biểu hiện thay đổi của lan là vô cùng quan trọng. Bạn cần phải có các biện pháp chăm, tưới nước phù hợp và đặc biệt là phải đúng lúc, đúng thời điểm để đảm bảo cho sự phát triển của lan. Sau đây là những thông tin hữu ích về cách chăm sóc lan trong những ngày nóng. 

Tưới nước đúng cách và khoa học sẽ đảm bảo cho lan nhận được đủ lượng nước để phát triển tươi tốt.

Thông thường, bạn nên tưới nước cho lan sớm nhất có thể trước khi nắng lên. Tuy nhiên, với lan chơi chậu thì có thể tưới muộn được nhưng chỉ tưới vào gốc không tưới vào ngọn, đừng bận tâm quá nếu bạn có lỡ tưới nước lên thân. 

Với lan chơi chậu, mặt trên nên phủ lớp rêu có tác dụng giữ ẩm nhưng không làm ướt và chống nóng giá thể cực tốt. Có thể yên tâm tưới gốc lúc đang nắng, nếu nhà ít lan mà ghép lũa thì nên tưới gốc thật đẫm nhưng lưu ý vẫn tránh tưới nước vào ngọn.

Nếu lan chơi tầng thượng thì bạn không cần lo lắng vội, nhìn có vẻ nắng gay gắt nhưng lại an toàn hơn dưới sân hoặc hành lang. Vì nắng giữa trời nhưng bù lại có gió. Ngược lại ở bên dưới nhìn râm mát hơn nhưng lại bí gió và không khí hầm nóng sẽ nấu chín thân lan tơ.

 

Với nền sân thượng, hành lang, hiên nhà, bạn nên tưới đẫm sân, tường trước. Khi nào thấy hơi tỏa ra mát hơn thì mới tưới lan. Nếu thời tiết nắng cao điểm nhưng vẫn có gió mát thì đợi hết nắng thì thoải mái tưới đẫm lan. 

Cách khắc phục và phòng tránh nắng chăm sóc lan

Nếu bạn lầm tưởng lan sẽ suy do nắng chiếu với tia tử ngoại cấp độ cao và cố gắng trải thêm một lớp lưới nữa thì đó là cách làm sai lầm. Nắng nhưng thoáng gió sẽ tốt cho lan hơn râm nhưng bí gió.

Điều kiện tiên quyết để lan vượt qua ngày nắng nóng là thoáng gió. Bạn cần bung hết lưới che xung quanh, chỉ buông lưới nắng Tây và Bắc (lưu ý không che hết hướng mà chỉ che 1/2 để bên dưới thoáng cho gió lưu thông). Trên lưới phía trên nên dùng lưới khắc chế 70% nắng thì không cần che thêm lưới nào khác.

Che lưới để giảm bớt nắng nóng cho lan

Với điều kiện chơi lan có khe hút gió thoáng 3 – 4 mặt thì bạn chỉ cần tập trung che nắng phía trên. Nếu nơi treo không thể khắc phục được những yêu cầu trên thì những ngày nắng gay gắt cao điểm, bạn cho lan vào trong nhà hoặc để dưới tán cây.

Nhận diện lan bị nắng nóng gục gốc teo thân và cách phòng tránh

Với lan thân thòng

Lan thân thòng phát triển tốt sẽ có thân mọng nước, lá nhiều, xòe rộng nên khi gặp không khí nóng sẽ làm thân lan mềm ra. Điểm đỡ trụ chịu lực chính là phần gốc; quá sức chịu đựng cây sẽ ngã và gục. Vết gãy sẽ dập và hở, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập hoặc mất nước nhanh làm thân cây teo nhanh chóng.

Bạn tuyệt đối không bón phân những ngày nắng nóng. Những giò lan đã bón trước nên được tưới đẫm để làm loãng độ đậm đặc của phân.

Trước mùa nắng nóng ngày mát trời nên phun phân siêu lân qua lá để cây cứng cáp.

Gió kèm hơi nóng làm mất ẩm nhanh chóng thân và lá lan (dù giá thể gốc vẫn ẩm). Với những giò thuần có bộ rễ phát triển sẽ khắc phục được nhược điểm này. Nhiều bạn nói gốc vẫn ẩm mà sao thân lan vẫn teo, tóp nhăn thân là vì vậy nhất là lan mới bóc tách ghép lại, lan mua mới bộ rễ hỏng… Những dạng lan này thì bạn nên cất chỗ râm thoáng mát nhất nhà mình.

Với lan đơn thân

Vì lá lan đơn thân thường to nhưng mỏng nên nắng nóng sẽ làm lá mất ẩm nhanh chóng. Mặt lá nhăn (nếu ko được bù ẩm kịp thời vết nhăn thành sẹo sẽ ko căng được như cũ). Nặng hơn nữa là cây sẽ lấy lá cuối bù ẩm lên ngọn, khiến lá cuối bị loại bỏ vì khi thời tiết quá khắc nghiệt, cây sẽ bỏ đoạn thân gốc để dưỡng sức phần trên. Lan đơn thân đẹp nhất bộ lá, nếu lan hỏng hết lá thì còn gì đẹp nữa.

Phương pháp thủy canh Lan Ngọc điểm 

Cách tưới lan đơn thân đơn giản hơn thân thòng nhưng vì thường ghép lũa nên tưới xong là bay hơi hết. Do đó bạn cứ tưới bất cứ lúc nào vào phần lũa và bộ rễ. Chú ý tránh tưới vào lá, ngọn. Bạn nên dùng vòi tia nhỏ tưới trực tiếp phần lũa, gốc, rễ. Nếu không có thời gian thì làm bọc lưới hoặc túi tất tay nhét rêu bên trong bó sát phần gốc, sẽ giữ ẩm được cho lan. Và đợi khi hết nắng thì tưới đẫm liên tục.

Đối với Lan đơn thân bản lá dày như Đai Châu thì nắng trực tiếp rất nguy hại bởi bản lá dày có nước làm cho nắng dễ nấu chín lá hơn. Lan nên tránh nắng trực tiếp và tưới thoải mái kể cả đang nắng.

Với lan chơi dưới mái bê tông, mái tôn

Biện pháp hiệu quả nhất khi bạn muốn tránh nóng cho lan dưới mái bê tông, mái tôn là hạ thấp lan gần sát nền mái. Phía dưới đặt các khay, chậu có nước (vì có mái che nên không lo nước bị nóng). Nhưng điều kiện chuẩn vẫn cần sự thông thoáng nhất định, ít nhất được 2 – 3 mặt thoáng (gió vào và ra). 

Mái bê tông chỉ che được phần lớn nắng chiếu trực tiếp, chủ yếu ăn nắng xiên nên bạn cần che lưới 1/2 khoảng cách từ mái xuống sân nền. Khó nhất là ở mái tôn, biện pháp duy nhất bạn làm được là xếp xốp bằng như sàn thạch cao để tránh nóng hấp xuống từ sắt tôn gây tác động lên lan. 

Hy vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin bổ ích để việc chăm sóc lan trong những ngày nắng nóng gay gắt của mùa hè không còn là nỗi lo. Tham khảo thêm những bài viết khác về chăm sóc lan tại website Bảo tồn giống lan rừng.

 Tác giả: Nguyễn Thanh Khiết

Sản phẩm cùng loại
Hotline tư vấn: 0911471999
Hotline: 0911471999
Chỉ đường SMS: 0911471999
icon zalo

0911471999