- Phương pháp nhân giống, lai tạo, gây đột biến gen các giống Lan rừng quý hiếm
- Lượt xem: 969
Với sự phát triển các công nghệ tiên tiến, con người đã ứng dụng các kỹ thuật sinh học vào trong việc tạo giống, nuôi cấy và chăm sóc cây trồng. Đặc biệt là các loại lan rừng khó kiếm với mục đích nhân bản hình thành các cá thể mới và bảo tồn nguồn gen quý. Để tìm hiểu chi tiết về các phương pháp nhân giống, lai tạo, gây đột biến gen giống lan rừng quý hiếm, hãy cùng với Bảo Tồn Giống Lan Rừng Việt Nam nghiên cứu bài đọc dưới đây.
- Thông tin sản phẩm
Việt Nam là một trong những quốc gia có khá nhiều giống lan rừng quý hiếm. Con số thống kê đã lên tới trên 800 loại khác nhau. Tuy nhiên, một số giống lan rừng quý hiếm đang trên mức báo động và được đưa vào danh sách đỏ do việc khai thác triệt để các nguồn lan rừng để tìm gien lan quí mà chưa nghĩ đến việc bảo tồn.
Có nên nhân giống lai tạo gây đột biến gen giống Lan rừng?
Chẳng biết từ bao giờ “chơi lan” đã trở thành một trào lưu của người dân Việt? Không dừng lại ở đam mê hay thú vui tao nhã, những bông hoa lan còn mang ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Đó là lời cầu chúc cho gia chủ luôn bình an, may mắn và hạnh phúc. Vì thế, các giống lan đẹp được sưu tầm được nhiều người bắt đầu săn lùng để trao đổi mua bán với nhau cphục vụ mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, do số lượng có hạn lại thuộc dòng cây khó trồng nên chúng càng ngày càng ít đi. Thậm chí một số loại giống lan còn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Với mục đích bảo tồn các giống lan rừng quý hiếm, phục vụ nhu cầu trồng và chăm sóc lan các đơn vị, cơ sở đã áp dụng các phương pháp sinh học. Nói đúng hơn là nhân giống, lai tạo và gây đột biến gen giúp các giống lan rừng quý hiếm thích nghi tốt hơn với điều kiện khí hậu Việt Nam. Đồng thời tạo ra những loại cây trồng mới mang nhiều đặc tính vượt trội.
Phương pháp nhân giống lai tạo gây đột biến gen giống Lan rừng quý hiếm
Áp dụng những kỹ thuật tiên tiến khoa học trong sinh học, chúng ta đã thực hiện bảo tồn và tạo gen giống lan rừng quý hiếm qua các phương pháp khác nhau. Trong đó bao gồm phương pháp cấy mô nhân giống, lai tạo và gây đột biến gen. Để tìm hiểu chi tiết từng phương pháp, chúng ta hãy cùng xem nội dung dưới đây và tìm hiểu cách nhân giống bảo vệ nguồn gien quí này :
Phương pháp bảo tồn nhân giống lan rừng đột biến để lấy đúng nguồn gien bằng nuôi cây con trong môi trường lab:
- Phương pháp thực hiện :
- + Chọn cây mẹ:
- Cây mẹ được chọn là cây khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh, không bị biến dị về hình thái là dòng cây đột biến đẹp.
- + Khử trùng mẫu:
- Cây mẹ khỏe mạnh, đã ra chuẩn bông có các mắt ngủ tốt khả năng sẽ phát triển mầm thành kie con để làm vật liệu ban đầu, tiến hành rửa mẫu dưới vòi nước để loại sạch bụi bẩn và đất cát bám ở mặt ngoài, tách bỏ một ít vỏ bao bên ngoài mẫu sau đó lắc với dung dịch xà phòng trong 5 phút, rửa lại dưới vòi nước 30 phút. Chuyển vào tủ cấy và tiến hành khử trùng lần 2, sử dụng nước hấp vô trùng rửa mẫu 3-4 lần, sau đó lắc mẫu với cồn 70 độ trong 1-2 phút, rửa sạch mẫu với nước cất vô trùng 3-4 lần. Khử trùng bằng dung dịch Javel Mỹ Hảo thương mại (5% NaClO) với tỷ lệ Javel: nước là 2:1 sau 15 phút khử trùng tiến hành rửa sạch lại với nước hấp vô trùng 3-4 lần.
- Tách bớt bao lá sau lắc lại với dung dịch HgCl2 0,1% , sau 3 phút tiến hành rửa sạch mẫu bằng nước hấp vô trùng 3-4 lần. Sau đó tách bỏ hoàn toàn bao lá và phần mẫu bị chất khử trùng làm trắng và cấy vào môi trường thạch ms trong suốt.
- Sau 4 tuần nuôi cấy, loại bỏ mẫu nhiễm. Mẫu sạch được nuôi cấy và phát triển các chồi bên tiến hành tách bỏ và tách phần chồi đỉnh có kích thước khoảng 2 mm.
- Hệ số nhân chồi tạo thành từ 1 chồi ban đầu qua quá trình cắt nhân chẻ chồi xong cấy lại trên môi trường thạch sau 4 tháng nuôi cấy là 8 lần. Hệ số nhân chồi trực tiếp tạo thành từ 1 chồi ban đầu là 6 lần.
- + Tăng trưởng cây lan in vitro:
- Sau khi chẻ được lượng chồi cần thiết sẽ cấy chuyền sang môi trường mới để chồi phát triển thành cây con. Đặt biệt là không cho cây tiếp xúc với ánh sáng của đèn mà phải để chai mô cây ra ngoài ánh sáng tự nhieu thông qua hệ thống làm mát tự nhiên.Sau 3 tháng nuôi cấy, cây con đạt chiều cao từ 4 - 6,5 cm, 3 rễ, 3 - 4 lá.
Phương pháp bảo tồn nhân giống lan rừng quý hiếm bằng nhân mô tế bào
- Phương pháp thực hiện :
- + Chọn cây mẹ:
- Cây mẹ được chọn là cây khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh, không bị biến dị về hình thái.
- + Khử trùng mẫu:
- Chọn cây mẹ khỏe mạnh, được 2 năm tuổi có các chồi non (2-3 tháng tuổi) dài 20-30 cm để làm vật liệu ban đầu, tiến hành rửa mẫu dưới vòi nước để loại sạch bụi bẩn và đất cát bám ở mặt ngoài, tách bỏ một ít vỏ bao bên ngoài mẫu sau đó lắc với dung dịch xà phòng trong 15 phút, rửa lại dưới vòi nước 30 phút. Chuyển vào tủ cấy và tiến hành khử trùng lần 2, sử dụng nước hấp vô trùng rửa mẫu 3-4 lần, sau đó lắc mẫu với cồn 70 độ trong 1-2 phút, rửa sạch mẫu với nước cất vô trùng 3-4 lần. Khử trùng bằng dung dịch Javel Mỹ Hảo thương mại (5% NaClO) với tỷ lệ Javel: nước là 2:1 sau 30 phút khử trùng tiến hành rửa sạch lại với nước hấp vô trùng 3-4 lần.
- Tách bớt bao lá sau lắc lại với dung dịch HgCl2 0,1% , sau 5 phút tiến hành rửa sạch mẫu bằng nước hấp vô trùng 3-4 lần. Sau đó tách bỏ hoàn toàn bao lá và phần mẫu bị chất khử trùng làm trắng và cấy vào môi trường MS
- Sau 4 tuần nuôi cấy, loại bỏ mẫu nhiễm. Mẫu sạch được nuôi cấy và phát triển các chồi bên khoảng 2 cm tiến hành tách bỏ hết lá và tách phần chồi đỉnh có kích thước khoảng 2 mm.
- Hệ số nhân chồi tạo thành từ 1 chồi in vitro ban đầu qua quá trình cắt nhân chẻ chồi xong cấy lại trên môi trường thạch sau 4 tháng nuôi cấy là 20 lần. Hệ số nhân chồi trực tiếp tạo thành từ 1 chồi in vitro ban đầu là 3-4 lần.
- + Tăng trưởng cây lan in vitro:
- Sau khi tạo được lượng chồi cần thiết sẽ cấy chuyền sang môi trường mới để chồi phát triển thành cây con. Sau 3,tháng nuôi cấy, cây con đạt chiều cao từ 4 - 6,5 cm, 3 rễ, 3 - 4 lá
Phương pháp lai tạo giống lan rừng quý hiếm
Đây là phương pháp kết hợp giữa 2 giống lan rừng khác nhau mục đích tạo ra một giống cá thể mới có sức sống, khả năng phát triển và thích nghi tốt hơn ban đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp, giống lan tạo ra có những đặc tính gây bất lợi như yếu, dễ rụng hoa hay bị sâu bệnh. Do đó, trước khi thực hiện, chúng ta phải lựa chọn giống cây thật kỹ để lai tạo
Phương pháp gây đột biến gen giống lan rừng
Đột biến gen là phương pháp thay đổi các đặc tính vốn có của giống lan rừng ban đầu bằng cách áp dụng công nghệ sinh học hay kỹ thuật di truyền. Mục đích chính là tạo ra giống lan rừng mới mang những đặc tính mong muốn, được chọn lọc từ trước.
Đa phần những cây lan sau khi áp dụng phương pháp đột biến sẽ có khả năng chống sâu bệnh và thích nghi tốt hơn dưới điều kiện khí hậu tự nhiên. Vì vậy, giảm áp lực, gánh nặng cho những ai đang trồng và chăm sóc lan. Đồng thời tạo ra cây thay đổi cấu trúc hình thái về màu sắc của lá, tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém, đòi hỏi thiết bị hỗ trợ và người thử nghiệm phải thực sự am hiểu, có chuyên môn nên không phổ biến với các gia đình hay cá nhân riêng lẻ.
Trường hợp muốn trồng và chăm sóc các loại giống lan rừng quý hiếm gây đột biến gen, mọi người phải mua ở các cơ sở hoặc đơn vị cung cấp uy tín. Tránh để tiền mất tật mang nha các bạn!
Cách chăm sóc và trồng lan rừng đột biến từ chai mô
Tiến hành trồng cây mô
- Lấy cây ra khỏi chai mô: Cây con từ chai mô móc ra, đem rửa sạch giá thể, rửa lại bằng nước sạch. sau khi được rửa sạch, đem ngâm phần rễ vào dithane m45 liều lượng 0,5 g/1 lít nước trong 10 phút, sau đó đem cây con đặt vào chỗ râm mát, để ráo nước, chờ cho rễ con chuyển hết thành màu trắng thì đem cấy.
- Cấy cây con: trước khi cấy, phải đào hốc nhỏ của giá thể sâu 2-3 cm, đặt 2/3 phần rễ vào hốc rồi phủ giá thể để 1/3 bộ rễ nhô ra ngoài không khí. Cây rễ trần và cây có rễ nhỏ trồng riêng để dễ chăm sóc. Mật độ trồng từ 250-300 bụi/m2. Chăm sóc ngày tưới 2 lần nước phun ước lá vào lúc 9 g sáng và 3 h chiều.
Tiến hành trồng cây con
lót một lớp xỉ than, than củi to hoặc mút xốp dưới đáy chậu rồi rải tiếp giá thể dày khoảng 8cm có thể là sơ dừa chíp hoặc vỏ thông lên trên gần đầy miệng chậu. Sau đó, đặt khóm lan thẳng đứng vào trung tâm chậu, rồi trải nốt phần giá thể còn lại phủ xung quanh rễ lan.
Sau khi hoàn thành trồng lan bạn phải tưới phun sương cho ướt lá và cho vào những nơi râm mát để tránh ánh nắng trực tiếp và duy trì độ ẩm ổn định.
Di chuyển lan
Trồng lan trong chậu nhỏ thì khi di chuyển cũng không có gì bất tiện. Tuy nhiên với những loại lan phát triển tốt, ra nhiều nhánh và đặt ở những chiếc bình lớn trên cao, việc nâng lên hay hạ xuống lại cực kỳ khó khăn. Hơn nữa, thân lan khá mềm và dễ gãy. Nếu không cẩn thận có thể làm rơi, vỡ chậu và ảnh hưởng tới chất lượng, thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế của hoa lan rừng. Vì vậy, chúng ta cần phải tập trung khi muốn di chuyển lan từ nơi này tới chỗ khác.
Trên đây, Bảo Tồn Giống Lan Rừng Việt Nam đã chia sẻ về phương pháp nhân giống, lai tạo, gây đột biến gen và cách trồng các giống lan rừng quý hiếm. Nếu cần tìm hiểu kỹ thêm về các giống cây cũng như tư vấn cách chăm sóc, trồng lan chi tiết, hãy truy cập website: http://baotongionglanrungvietnam.com/ hoặc liên hệ tới số hotline 0911 471 999 để được hướng dẫn cụ thể.
Tác giả: Nguyễn Thanh Khiết