Hotline:

0911471999

Chi tiết sản phẩm
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan thạch hộc tía
  • Lượt xem: 925
  • Lan thạch hộc tía là loài Lan quí mà hiện nay Việt Nam chúng ta đang sở hữu là loài Lan thuốc quí hơn cả nhân sâm và đông trùng hạ thảo và nấm linh chi. Nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc lan thạch hộc tía sẽ giúp tạo ra những cành lan to khoẻ và hoa nở đẹp và phát huy dược tính cao bài viết bên dưới sẽ hướng dẫn cụ thể quy trình trồng và chăm sóc giống lan có giá trị và độc đáo này.

  • Thông tin sản phẩm

 

Lan thạch hộc tía là giống lan khá được yêu thích do ra hoa to thành chùm màu vàng chấm tím độc đáo. Đây là loại lan vừa cho hoa đẹp, sang trọng lại tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Hơn thế, lan thạch hộc tía là giống lan tương đối dễ trồng và chăm sóc nhưng lại đem lại giá trị thương mại và sưu tầm cao nên hiện nay đang được các nhà vườn ở Việt Nam chú trọng đẩy mạnh sản lượng. 

 

Môi trường sinh trưởng của lan thạch hộc tía

                                 

Lan thạch hộc tía là cây phụ sinh cận nhiệt đới. Phần lớn Thạch hộc tía sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ bình quân năm 180C-210C, nhiệt độ bình quân tháng 1 trên 80C, lượng mưa 1 năm trên 1.000 mm, độ ẩm tương đối không khí trên 80%. Giống lan này ưa nơi bán râm, bán nắng, sinh trưởng trên khe đá và trên vỏ cành thông xù xì.

 

Cây con được thuần hoá tốt, ở nơi có điều kiện che râm tốt (như trồng trong giàn che) có thể trồng quanh năm.

Thạch hộc tía thường trồng trên những loại giá thể phù hợp gồm mùn cưa cây thông, hạt đá vôi trộn mùn cưa; gạch vụn trộn mùn cưa, vỏ trấu trộn vỏ cây; mảnh gỗ vụn; đá trân châu…

Cách trồng lan thạch hộc tía 

Có 2 cách trồng lan thạch hộc tía cơ bản như sau:

Trồng trong giàn che lớn, trồng trong giàn hoặc trồng trên đất

  • Nếu trồng trong giàn thì trong giàn che làm các giá đỡ bằng sắt  rộng 1-2m, đặt cách mặt đất 50-80 cm, trên giàn rải giá thể 8-10 cm. Cách trồng này dễ kiểm soát nhiệt độ, dễ chăm sóc, chống sâu hại, năng suất cao, nhưng thiếu nắng và khí trời thiên nhiên, sau 4-5 năm nên thay 1 lần, giá thành tương đối cao..
  • Nếu trồng trên đất: trên mặt đất rải 1 lớp đá hoặc các vật rắn hút ẩm tốt rộng 1-2 m, trên mặt đất phủ giá thể dày 8-10 cm.

Trồng trên cây tự nhiên

Trong rừng cây lá rộng, chọn cây thân to, ẩm, tán xum xuê, vỏ cây xốp, đem hom đã luyện buộc vào chỗ lõm trên thân, cho ít riêu rừng kẹp gốc lại rồi dùng dây t buộc vài vòng để cố định cây con bám vào thân cây rừng.

Kỹ thuật trồng lan thạch hộc tía

 

  • Luyện cây con: phải luyện cây con 2-3 tuần trước khi trồng. Lấy chai mô đặt vào nơi có điều kiện gần tự nhiên, để cây mọc khoẻ, lá phát triển bình thường, rễ dài trên 3cm, thân thịt có 3-4 đốt, mọc được 4-5 lá, có 3-5 rễ, vỏ rễ trắng có đốm xanh, không có rễ đen, thì đem ra trồng.
  • Lấy cây ra khỏi chai mô: Cây con từ chai mô móc ra, đem rửa sạch giá thể, rửa lại bằng nước sạch. Sau khi được rửa sạch, đem ngâm phần rễ vào dithane m45 liều lượng 0,5 g/1 lít nước trong 10 phút, sau đó đem cây con đặt vào chỗ râm mát, để ráo nước, chờ cho rễ con chuyển hết thành màu trắng thì đem cấy.
  • Cấy cây con: trước khi cấy, phải đào hốc nhỏ của giá thể sâu 2-3 cm, đặt 2/3 phần rễ vào hốc rồi phủ giá thể để 1/3 bộ rễ nhô ra ngoài không khí. Cây rễ trần và cây có rễ nhỏ trồng riêng để dễ chăm sóc. Mật độ trồng từ 80-100 bụi/m2 (800.000 – 1.000.000 triệu bụi/ha), khoảng cách 8-10cm hoặc 10-12cm.

Chăm sóc lan thạch hộc tía

Cần tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình chăm sóc lan thạch hộc tía để đảm bảo sự sinh trưởng của cây. 

  • Chiếu sáng: Đảm bảo độ chiếu sáng cho Thạch hộc tía 15000 lux. Vì vậy vào các mùa vụ khác nhau phải điều chỉnh cường độ cho phù hợp.
  • Tưới ẩm: giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80%, giá thể khô, ướt xen kẽ nhau, khi tưới phải để ráo nước ngay trong ngày, tránh đọng nước làm thối rễ, thối cây. Nên tưới vào lúc 8-10 giờ sáng.
  • Dinh dưỡng cho cây phát triển : sử dụng đa, trung vi lượng để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cây phát triển tốt (không nên sử dụng phân hoá học làm ảnh hưởng đến dược tính của cây )
  • Trừ cỏ: hàng năm trừ cỏ 2 lần vào vụ xuân và vụ đông, vào mùa hè tránh nhổ cỏ, mà chỉ dùng kéo cắt cỏ, để không xâm hại đến cây.
  • Điều tiết độ che râm: khi cây sinh trưởng độ che phủ tăng dần, vì vậy hàng năm vào mùa đông ngắt bớt cành quá dày, giữ độ che 60%. Vào mùa đông cũng có thể tháo giàn che để tăng độ chiếu sáng.
  • Tỉa cành: hàng năm vào vụ xuân trước khi nảy chồi hoặc thu hái, cần tỉa bớt cành già và cành khô héo, cành quá dày, để xúc tiến chồi non phát triển
  • Phòng trừ sâu bệnh: phòng trừ ốc sên làm hư hại cây ta nên đánh bã từ xa chỗ trồng không nên cho thuốc tiếp xúc với cây, tuỳ vào độ canh chỉnh nước mà ta hạn chế thấp nhất về nấm bệnh. Đây là cây vừa chơi vừa sử dụng làm thuốc nên không phun xịt bất kỳ loại phân thuốc nào.

Thông tin về lan rừng và các giống lan rừng quý hiếm có thể tham khảo tại bảo tồn giống lan rừng Việt Nam. 

Thạch hộc tía là loài lan vừa có giá trị về sưu tầm vừa là cây thuốc có tác dụng dược lý được đánh giá cao trong y học. Vì vậy, nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc lan thạch hộc tía sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra của lan, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

 

Tác giả: Nguyễn Thanh Khiết

 

 

Sản phẩm cùng loại
Hotline tư vấn: 0911471999
Hotline: 0911471999
Chỉ đường SMS: 0911471999
icon zalo

0911471999