Hotline:

0902883123

Chi tiết sản phẩm
  • Lan rừng! Tiếng kêu cứu từ đại ngàn
  • Lượt xem: 875
  • Việt Nam là xứ sở của hàng trăm loại lan rừng tự nhiên nhưng lại đang phải đối diện với nguy cơ cạn kiệt vì thói quen khai thác vô đối tận cùng giết tận.  Chúng ta Hãy lên tiếng để bảo vệ lan rừng khỏi nguy cơ tuyệt chủng. 

  • Thông tin sản phẩm

“Về thăm thành phố náo nức mùa xuân ba lô trên lưng mang theo nhánh Lan rừng”

Hiện trạng khai thác lan rừng ở Việt Nam

Hiện nay diện tích rừng ở nước ta ngày càng bị thu hẹp do tình trạng khai thác gỗ, khai hoang đất rừng làm nương rẫy dẫn đến môi trường sinh sống của lan rừng bị tác động cực lớn. Đặc biệt, khi nhu cầu chơi lan rừng ngày càng tăng cao của người dân, việc khai thác lan ồ ạt đã dẫn đến nguy cơ làm tuyệt chủng các giống lan rừng quý hiếm. 

Lan hoàng thảo Giả hạc và Lan hoàng thảo Kèn, lan Ngọc điểm là những loài hoa lan rừng được yêu thích cả về màu sắc và mùi hương nhưng hiện nay rừng đã bị thu hẹp nhiều nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của chúng, đặc biệt là những loài lan quý hiếm có khả năng biến mất vĩnh viễn.

Một tương lai không xa, lan rừng quý hiếm xuất xứ từ đại ngàn huyền bí  sẽ không còn nữa. Trên con đường Thành Thái tại thành phố Hồ Chí Minh ta có thể bắt gặp những người đồng bào dân tộc thiểu số bài bán những giò lan rừng cho du khách từ Thuỷ tiên, Hoàng lan, lọng, Manh trúc, Trúc bà, Ngọc điểm với lời mời chào hấp dẫn như là lan rừng gốc, quý hiếm khó tìm.

Để có được những bụi lan rừng bày bán nơi những con phố nhộn nhịp người qua lại, ít ai biết được những tay chuyên “săn” lan đã dùng cả cưa máy đốn ngã hàng loạt cây rừng để tìm kiếm những gốc lan có giá trị cao. Nhiều vạt rừng thâm u  trở nên xơ xác vì các nhóm đi lấy lan kiểu “tận diệt” như thế này. 

Cây lan sinh trưởng chậm nên sau khi phân loại, chăm sóc, người ta phải xuất bán ngay để kịp quay vòng vốn, chỉ giữ lại một phần tại vườn để nuôi dưỡng. Bởi thế, công việc của người làm nghề này mới dừng lại ở mức chăm sóc cho cây tươi tốt để bán được chứ chưa làm cho lan sinh sản thêm.

Vào mùa cao điểm, mỗi tháng một vườn nhận vài chuyến hàng lan rừng. Mỗi lần từ vài chục ký tới vài tạ. Nếu đem nhân lên với số nhà vườn trên cả nước thì mới thấy mỗi năm rừng bị “chảy máu” một nguồn tài nguyên lớn như thế nào. Một quần thể lan rừng tự nhiên sau khi khai thác hết vẫn có thể tái tạo được nhưng sẽ phải mất vài năm và ở trong một điều kiện thuận lợi. 

Buồn thay, với sự thu hẹp của các cánh rừng nguyên sinh, liệu chúng ta còn tìm thấy các loài lan trong tự nhiên? Một số loài lan quý hiếm đã không còn xuất hiện ở Việt Nam. Hiện tại, người ta đang dần chuyển mục tiêu sang các cánh rừng bên Lào hay Campuchia khi ở Việt Nam đã không còn đáp ứng đủ. 

Bảo vệ nguồn gen lan rừng quý hiếm

Để bảo vệ giống lan rừng quý hiếm của những cánh rừng nguyên sinh vùng Tây Nguyên chỉ có một giải pháp căn cơ và cũng là căn bản nhất là giải quyết tốt công ăn việc làm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số, họ thực sự hưởng lợi từ những cánh rừng đem lại. Chỉ có vậy mới giữ được rừng, giữ được nguồn gien lan rừng quý hiếm mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho những người dân ở vùng Tây Nguyên này.

Ngoài ra, cần có một phương án nghiên cứu bảo tồn các loài lan và các nhà khoa học cần vào cuộc nhằm có sự đảm bảo bền vững duy trì các loài lan”. Nếu không có những giải pháp phù hợp thì chẳng bao lâu nữa những cánh rừng Việt nam sẽ không còn lan rừng. Nguồn Gen quý hiếm này sẽ biến mất bởi sự tàn phá khốc liệt của con người.

Dự án bảo vệ giống lan rừng là mục tiêu khẩn cấp và cần được tập trung nhiều nguồn lực của các ban ngành và đoàn thể để triển khai nhằm đảm bảo việc khai thác và bảo tồn lan rừng được thực hiện đúng đắn và mang lại hiệu quả thực sự. 

 

 
Tác giả: Nguyễn Thanh Khiết
Sản phẩm cùng loại
Hotline tư vấn: 0902883123
Hotline: 0902883123
Chỉ đường SMS: 0902883123
icon zalo

0902883123