Hotline:

0902883123

Chi tiết sản phẩm
  • Định Hướng Xuất Khẩu Lan Rừng Việt Nam
  • Lượt xem: 843
  • Việt Nam hiện nay đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để bảo tồn giống lan rừng quý hiếm, và hỗ trợ phát triển kinh tế quốc gia. Hoa lan rừng Việt Nam được mệnh danh là “nữ hoa” của núi rừng, với vẻ đẹp kiêu kỳ, tinh tế, đậm chất Á Đông, mang đến ấn tượng mới mẻ với nhiều người, đặc biệt là du khách quốc tế. Thế nên, việc Định hướng xuất khẩu Lan rừng Việt Nam trở thành chiến lược đầu tư và phát triển tiềm năng, thu hút một bộ phận đông đảo người dân quan tâm. Cùng tham khảo thông tin cụ thể liên quan đến chủ đề này trong bài viết sau đây.

  • Thông tin sản phẩm

Vì sao nên định hướng xuất khẩu Lan rừng Việt Nam?

Giá trị từ tài nguyên lan rừng Việt Nam đang được phát huy mạnh mẽ nhờ vào khả năng khai thác và chăm sóc hợp lý, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho các loài hoa tại Việt Nam Cụ thể, chúng không chỉ là sản phẩm mang đến lợi nhuận cho người sưu tập hoa, là nguồn gen lai tạo quý giá mà có tiềm năng thúc đẩy kinh tế to lớn đối với đất nước. 

Một số dòng hoa Lan rừng phổ biến trên thị trường hiện nay như là lan thảo kèn, lan long tu lào, lan trúc phật bà, lan ngọc điểm, lan giáng hương và lan giả hạc . Để thực hiện dự án Định hướng xuất khẩu Lan rừng Việt Nam thành công, cần cân nhắc đến những vấn đề như sau:

Nhân giống , nuôi trồng xuất khẩu dòng lan đặc hữu

Với hơn 1000 loài lan hiện nay, Việt Nam sở hữu khá nhiều loài lan đặc hữu, có vẻ đẹp và nguồn gen quý hiếm, tạo nên ưu thế riêng cho hệ sinh thái nước ta. Chúng thường tập trung ở vùng Tây nguyên , vùng đồi núi, Thái Nguyên, Cao Bằng hoặc khu vực núi đá vôi có từ hàng triệu năm. Quá trình tìm kiếm, bảo vệ cũng như nhân giống những loài lan đặc hữu thường rất khó khăn, thế nên, phải nhân giống và nuôi trồng đầy đủ số lượng đáp ứng nhu cầu trong nước xong mới tiến tới việc xuất khẩu nhằm hạn chế khai thác vô tội vạ các nguồn lan rừng của chúng ta hạn chế xuất khẩu lần khai thác trực tiếp từ rừng dưới bất kỳ hình thức nào. Điều này thể hiện thái độ tích cực trong động thái bảo vệ nguồn giống và hệ thực vật hiện nay của Việt Nam.

Tích cực xuất khẩu giống lan rừng có giá trị kinh tế, sưu tầm

Định hướng xuất khẩu Lan rừng Việt Nam nên tập trung vào dòng lan không có mục đích làm giống, chỉ có giá trị sưu tập, và có khả năng nuôi trồng nhân tạo tốt. Nếu muốn xuất khẩu hoa lan rừng, các chủ nhà vườn cần học hỏi phương pháp nuôi trồng và nhân giống phù hợp. Dựa trên tốc độ tăng trưởng, dự đoán tỷ lệ nhân giống thành công mà tính toán được số lượng tiềm năng của mỗi chủng loại lan. Tạo ra sản phẩm ocop  của địa phương , xây dựng thương hiệu cho cây Lan rừng Việt nam Từ đây, CITES - cơ quan quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu hợp pháp các loài thực vật rừng quý hiếm sẽ cấp phép và lưu hành giống lan sang thị trường quốc tế. Lan rừng có thể được vận chuyển dưới hình thức đóng gói của công ty đã được cấp phép, tùy vào điều kiện  khu vực  xuất đến nhằm đáp ứng của bên liên quan. 

Tuy nhiên, để loại bỏ tình trạng nhà vườn thu mua trái phép từ tự nhiên, nhà nước cần thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra, áp dụng các hình phạt nặng. Bằng cách này, hệ thống sinh thái lan rừng không chỉ được nhân rộng quy mô trong nước, mà còn tăng thêm nguồn thu nhập ngoại tệ cho quốc gia. Mọi quá trình xuất khẩu giống lan chỉ có thể được thực hiện khi có sự hỗ trợ của CITES Việt Nam, nhờ vào sự kiểm soát hải quan chặt chẽ cho các đơn hàng, bao gồm xuất phi mậu dịch. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, CITES vẫn không phát huy hiệu quả vai trò của mình vì nguồn lan rừng của Việt Nam chưa đủ cung cấp cho thị trường nội địa,l. Với tình hình này, quá trình thoái hóa vốn gen sẽ diễn ra rất nhanh, gây thiệt hại kinh tế và gây tuyệt chủng nhiều loài lan đặc hữu có giá trị cao. 

Hướng dẫn chăm sóc - định hướng xuất khẩu Lan rừng Việt Nam

Để lan rừng được xuất khẩu đi các nước trên thế giới đòi hỏi qui trình công nghệ đảm bảo yêu cầu của việc xuất khẩu như sau :

Thiết kế vườn lan

Khung giản lan nên thiết kế bằng sắt, giúp đảm bảo độ bền, và khả năng chống gió bão hiệu quả. Mỗi cây phong lan nên được đặt trong các chậu có cùng kích thước về cả chu vi đáy và chiều cao. Quá trình nhân giống và chăm sóc lan rừng sẽ hiệu quả hơn nếu chúng cùng một độ tuổi và khả năng sắp xếp, bố trí chậu lan của chủ vườn hợp lý, theo từng khu vực riêng biệt. 

Nguồn nước sử dụng cho việc tưới tiêu hằng ngày phải sạch, không quá phèn và thiết kế rãnh nước dưới dàn lan để điều hòa khí hậu tốt hơn. Biện pháp này giúp Lan có thể phát triển tốt nhất, hạn chế sâu bệnh, lá vàng và thối gốc. Nếu thiết kế vườn trên tầng thượng, cần chú trọng đến phần mái che, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, đảm bảo lan sinh trưởng và kết hoa đẹp. 

Chọn giống lan rừng

Quy trình chọn giống là nền tảng quan trọng, quyết định thành công cho chính sách định hướng xuất khẩu Lan rừng Việt Nam của chủ nhà vườn và chính phủ. Một số loài phong lan rừng Việt Nam thích hợp trồng và xuất khẩu với quy mô lớn như Ngọc.Điểm, giả hạc, thủy tiên, lan kiếm … Chúng đều là dòng lan rừng có màu sắc đẹp, tuổi thọ cao, hoa ra khỏe, khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt và có thể thu hoạch liên tục để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, phải đáp ứng các kỹ thuật tiêu chuẩn về tưới nước, bón phân, duy trì nhiệt độ, độ ẩm cân bằng thì trồng lan mới có thể mang đến lợi nhuận cao. 

Nhân giống

Lan rừng việt nam có thể được nhân giống bằng cách tách mầm, hoặc nuôi cấy mô hiện đại. Điều kiện để thực hiện quá trình này là nhiệt độ giao động từ 23-27 độ C, độ pH từ 5-5,7 và cường độ ánh sáng phù hợp. Tất cả phần mô cây sau khi tách ra phải được khử trùng bằng Starner 20WP và tiến hành cấy bằng Clorox. Ngoài ra, việc bổ sung chính xác và đầy đủ loại chất điều hòa sinh trưởng một cách thường xuyên, tạo điều kiện cho mầm phát triển và không bị chết.

Tiêu chuẩn chăm sóc lan rừng

Muốn làm cho định hướng xuất khẩu Lan rừng Việt Nam thành công và đem lại nguồn ngoại tệ lớn, mọi người cần chú ý đến khâu chăm sóc cho loài cây này. Các yếu tố thiết yếu cần quan tâm như là: độ ẩm, ánh sáng, chậu, nước tưới và dinh dưỡng. 

  • Nước tưới: Hoạt động cung cấp nước cho lan chỉ nên diễn ra vào chiều mát hoặc sáng sớm, hạn chế tối đa việc tưới hoa vào lúc trời đang nắng gắt. Trường hợp, lan rừng bị dính nước mưa thì phải dùng nước sạch để tưới lại, vì trong nước mưa có nhiều hợp chất hóa học gây cản trở quá trình sinh trưởng của cây.
  • Điều kiện ánh sáng: Nên bố trí dàn lan theo hướng Bắc-Nam để tất cả chậu cây đều nhận được lượng ánh sáng phân tán đồng đều và tối đa.
  • Bón phân: Tùy vào từng giai đoạn phát triển, chủ nhà vườn sẽ bón phân khác nhau về chủng loại và nồng độ, đảm bảo khả năng hấp thu tốt nhất. 
  • Phòng sâu bệnh: Có thể sử dụng một số hoạt chất như Fenitrothion, Patox 95SP, Ofatox 400EC, Trichlorfon, Actara 25WWG hoặc một số loại có tính chất tương tự. Phải lưu ý rằng, tất cả các loại thuốc này phải thuộc nhóm thuốc được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật. 

Kỹ thuật di chuyển cây con sang chậu

Khi phần mô có độ cao khoảng 5cm, thì bắt đầu chuyển lan ra ngoài để tiến hành chăm sóc và nuôi trồng theo quy trình bình thường. Đặt mô lan lên chiếc rổ hoặc miếng lưới, tạo độ mát tối đa cho cây con. Sau đó đưa lên giàn trồng chung từ 7-8 tháng trước khi được chuyển vào chậu nhỏ để phát triển. Khoảng 6 tháng tiếp theo, đưa cây vào chậu lớn, giúp cho không gian sinh trưởng tốt, hỗ trợ quá trình ra hoa.

Đóng gói và xuất khẩu 

Công ty cổ phần hoa LangBiang sẽ đảm nhiệm việc thu mua lại của các nhà vườn các kênh sản xuất liên kết với công ty để xử lý và cung cấp ra thị trường cũng như xuất khẩu.

Bài viết trên đây giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng xuất khẩu Lan rừng Việt Nam trong phát triển kinh tế. Nếu mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về lan rừng, truy cập http://baotongionglanrungvietnam.com để tham khảo thêm bài viết liên quan.  

 

Tác giả: Nguyễn Thanh Khiết

 
Sản phẩm cùng loại
Hotline tư vấn: 0902883123
Hotline: 0902883123
Chỉ đường SMS: 0902883123
icon zalo

0902883123